Gladiator 2: So Sánh Chi Tiết Hư Cấu Và Lịch Sử

Rophim.blog – Bộ phim Gladiator 2 vừa ra mắt đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ phía công chúng với bữa tiệc hình ảnh mãn nhãn và đầy ấn tượng. Song, phim cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tính chính xác lịch sử. Với bối cảnh La Mã cổ đại, liệu những chi tiết gây sốc trong phim Gladiator 2 có phản ánh đúng lịch sử, hay chỉ là sản phẩm sáng tạo của đạo diễn Ridley Scott?

Phim cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tính chính xác lịch sử
Phim cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tính chính xác lịch sử

Đấu Trường La Mã Có Thể Biến Thành Hồ Nước – Đúng

Một trong những phân cảnh đáng chú ý nhất là việc đấu trường Colosseum bị ngập nước để tái hiện những trận chiến hải quân. Thực tế, theo sử gia La Mã Suetonius, đấu trường này từng được ngập nước trong ngày khai mạc dưới thời Hoàng đế Titus (năm 79–81 SCN) để tái hiện các trận chiến trên biển, gọi là “naumachiae”.

Dù không thuộc thời gian diễn ra câu chuyện trong phim (năm 211 SCN), việc Colosseum có thể ngập nước là hoàn toàn có thể. Thậm chí, các loài động vật như ngựa và bò được huấn luyện để di chuyển trên mặt nước cũng từng được đưa vào các màn trình diễn này. Tuy nhiên, chi tiết các đấu sĩ chiến đấu với cá mập như trong phim Gladiator 2 vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.

Đấu Trường La Mã Có Thể Biến Thành Hồ Nước
Đấu Trường La Mã Có Thể Biến Thành Hồ Nước

Nhân Vật Lucius Verus Ii Là Một Đấu Sĩ – Sai

Paul Mescal thủ vai Lucius Verus II, con trai của Lucilla (nhân vật trong phần đầu Gladiator ), nhưng thực tế Lucius không bao giờ trở thành đấu sĩ vì ông qua đời khi chỉ mới 12 tuổi.

Hai Anh Em Hoàng Đế Cùng Cai Trị – Đúng

Bộ phim cũng mô tả về hai anh em hoàng đế Geta và Caracalla, người đã cùng cầm quyền từ năm 209 đến năm 211 SCN sau cái chết của cha mình, Hoàng đế Severus. Điều này hoàn toàn phù hợp với lịch sử, khi cả hai từng đồng cai trị trong một thời gian ngắn, trước khi Caracalla loại bỏ em trai mình để độc chiếm quyền lực Gladiator 2.

Hoàng Đế Da Màu Đầu Tiên – Đúng, Nhưng Khác Bối Cảnh

Nhân vật do Denzel Washington thủ vai được dựa trên Macrinus, vị hoàng đế da màu đầu tiên trong lịch sử La Mã. Tuy nhiên, vai trò của Macrinus trong Gladiator 2 được biến tấu thành một nhân vật thông minh, thao túng các đấu trường và giao dịch quyền lực. Trên thực tế, Macrinus được binh sĩ tuyên bố làm hoàng đế, chứ không phải nhờ sự thăng tiến trong hệ thống chính trị như trong phim.

Hoàng Đế Da Màu Đầu Tiên – Đúng, Nhưng Khác Bối Cảnh
Hoàng Đế Da Màu Đầu Tiên – Đúng, Nhưng Khác Bối Cảnh

Đọc Báo Và Cà Phê Thời La Mã – Sai

Một cảnh trong phim cho thấy nhân vật đang đọc báo trong quán cà phê. Tuy nhiên, đây là chi tiết sai lệch vì người La Mã không có báo in hay quán cà phê. Tin tức lúc đó được khắc trên bảng đá gọi là Acta Diurna, và người dân phải đến tận nơi để đọc.

Đấu Sĩ Cưỡi Tê Giác – Sai

Dù trong phim xuất hiện một đấu sĩ cưỡi tê giác tiến vào Colosseum, đây hoàn toàn là sản phẩm sáng tạo. Lịch sử có ghi nhận việc tê giác từng được trưng bày tại đấu trường, nhưng không có bằng chứng về việc chúng được dùng làm phương tiện chiến đấu.

Giơ Ngón Cái Cho “Sống” Và Hạ Ngón Cái Cho “Giết” – Sai

Hình ảnh hoàng đế ra hiệu “giơ ngón tay cái” để quyết định số phận của đấu sĩ cũng bị hiểu sai trong phim. Theo các học giả, “ngón tay cái hạ xuống” thực chất biểu thị việc tha mạng (hạ kiếm), trong khi “ngón tay cái giơ lên” ám chỉ hành động đâm kiếm để kết liễu. Sai lầm này phổ biến từ bức tranh Pollice Verso của họa sĩ Jean-Léon Gérôme, tác phẩm từng truyền cảm hứng cho Ridley Scott thực hiện phần đầu của bộ phim Gladiator 2.

Giơ Ngón Cái Cho “Sống” Và Hạ Ngón Cái Cho “Giết” – Sai
Giơ Ngón Cái Cho “Sống” Và Hạ Ngón Cái Cho “Giết” – Sai

Kết Luận

Gladiator 2 là một tuyệt phẩm điện ảnh với những cảnh quay hoành tráng và cốt truyện đầy kịch tính. Tuy nhiên, không phải mọi chi tiết trong phim đều phản ánh đúng lịch sử. Thay vào đó, những biến tấu này mang lại trải nghiệm giải trí hấp dẫn và độc đáo, pha trộn giữa thực tế và trí tưởng tượng để kể một câu chuyện sử thi đầy cảm hứng sáng tạo.

Bài viết trên được dịch từ “Gladiator II fact vs fiction: did the Romans really fight sharks in the Colosseum?” của trang tin tức The Standard. Bạn có thể đón đọc bài viết gốc tại đây.

Để nhanh chóng cập nhật tin tức mới nhất và các bài đánh giá chất lượng về thế giới phim ảnh, hãy theo dõi Blog Rổ Phim nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới Nhất